Cách xử lý đường ống nước đóng cặn
Cách xử lý đường ống nước đóng cặn như thế nào là đúng cách? Nếu các bạn muốn biết câu trả lời thì hãy theo dõi ngay nội dung dưới đây nhé!
Trong quá trình sử dụng nước sinh hoạt các bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng nước có màu vàng, mùi tanh hay dòng chảy yếu chưa? Đó là do đường ống nước bị đóng cặn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày. Vậy tại sao đường ống nước đóng cặn? Hậu quả của tình trạng này ra sao? Cách xử lý đường ống nước đóng cặn hiệu quả như thế nào? Nếu các bạn muốn biết câu trả lời thì hãy theo dõi ngay nội dung dưới đây mà STC Hùng Cường - chuyên gia trong lĩnh vực siêu âm nước Hải Phòng chia sẻ nhé!
Tại sao đường ống nước đóng cặn?
Không phải ngẫu nhiên mà đường ống nước bị đóng cặn. Sau một thời gian sử dụng nó dễ bị lắng cặn bẩn do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan.
*Nguyên nhân khách quan:
- Sự oxy hóa của đường ống nước kim loại. Bởi với ống nước được làm bằng kim loại khi gặp nước có độ pH cao rất dễ bị gỉ sét, lắng cặn xung quanh thành ống.
- Do vi sinh vật sinh sôi, phát triển bên trong đường ống nước tạo thành các mảng rong rêu, mảng bám gây lắng cặn.
- Chất lượng nguồn nước không tốt chính là một trong những nguyên nhân trả lời cho câu hỏi tại sao đường ống nước đóng cặn. Hiện nay mặc dù hầu hết các gia đình đều sử dụng nước máy nhưng chất lượng nước tại một số khu vực chưa thực sự tốt. Môi trường không khí ô nhiễm, rác thải nhiều không được xử lý kịp thời chính là tác nhân chủ yếu làm ô nhiễm nguồn nước. Từ đó những tạp chất trong nước sẽ bám vào thành ống gây đóng cặn. Ngoài ra, một số khoáng chất trong nước như canxi, magie, kali hàm lượng cao khi kết hợp oxy tạo kết tủa. Từ đó nó sẽ tạo ra hợp chất khó hòa tan, hình thành cặn lắng bên trong ống.
*Nguyên nhân chủ quan:
- Do chúng ta xử lý rác thải hữu cơ chưa đúng. Một số hợp chất hữu cơ như dầu mỡ thừa, nước hầm đồ ăn, hạt hoa quả… trôi xuống đường ống khó phân hủy hoàn toàn. Vì thế chúng dễ tạo thành các lớp cặn đọng lại bên trong ống nước.
- Do chúng ta không vệ sinh đường ống thường xuyên.
Hậu quả xảy ra khi đường ống nước đóng cặn
- Ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người: bởi ống nước đóng cặn đồng nghĩa với việc vi khuẩn gây hại đang sinh sôi, phát triển. Chúng dễ xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp, tiêu hóa gây tiêu chảy, kích ứng da thậm chí ngộ độc.
- Chất lượng nước bị ảnh hưởng: lớp cặn bám bên trong đường ống làm nước chuyển màu, có mùi tanh khó chịu, nước không còn sạch, trong như trước. Và đây chính là một trong những hậu quả xảy ra khi đường ống nước đóng cặn mà các bạn cần quan tâm.
- Dòng chảy của nước bị yếu đi, ngắt quãng hoặc tắc nghẽn.
- Cặn lắng lâu ngày làm giảm tuổi thọ của đường ống nước, gây nứt, vỡ ống.
Cách xử lý đường ống nước đóng cặn hiệu quả
1. Dùng nước nóng và baking soda:
Baking soda được biết đến là loại chất tẩy rửa, tác dụng làm sạch tối đa nhưng không gây hại sức khỏe. Các bạn có thể kết hợp nó cùng với nước nóng để loại bỏ cặn lắng bên trong ống nước hiệu quả. Cách làm như sau:
- Khóa van nước tổng để tạm thời ngắt dòng nước chảy ra.
- Hòa baking soda cùng nước nóng theo tỉ lệ 1:1. Lượng baking soda nhiều hay ít tùy thuộc độ dài của đường ống bị đóng cặn.
- Đổ toàn bộ hỗn hợp trên xuống đường ống dẫn nước. Đợi 15-20 phút rồi mở van tổng, xả nước để cặn lắng trôi theo xuống bồn chứa.
Phương pháp xử lý đường ống nước đóng cặn
2. Dùng hóa chất chuyên dụng
Đây là một trong những phương pháp xử lý đường ống nước đóng cặn mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên chúng tôi khuyên các bạn không nên áp dụng phương pháp này thường xuyên. Bởi hóa chất tẩy rửa mặc dù mang lại hiệu quả cao nhưng nó cũng phần nào ảnh hưởng sức khỏe con người. Các bạn chỉ cần đổ trực tiếp hóa chất tẩy rửa xuống đường ống rồi xả nước nhiều lần để đẩy trôi cặn bám. Trong quá trình đó các bạn cần lưu ý sử dụng găng tay, khẩu trang, tránh làm vương vãi ra xung quanh.
3. Sử dụng phương pháp điện thủy động
Đây là phương pháp được đội ngũ sửa chữa đường ống tắc chuyên nghiệp thường xuyên sử dụng. Cơ chế hoạt động của phương pháp này là biến đổi điện năng thành dòng điện cơ học cực đại làm tăng nhiệt độ cục bộ. Từ đó giúp đánh bay các vết cặn bám, kể cả dầu mỡ bám dính lâu trong đường ống nước. Nhưng phương pháp này chỉ được áp dụng với đường ống nước bằng kim loại. Bởi nó có thể chịu được nhiệt độ cao và áp suất lớn.
Hướng dẫn khắc phục đường ống nước đóng cặn
4. Thay mới đường ống nước:
Nếu ống nước đóng cặn lâu ngày, tuổi thọ của nó cũng đã cao thì các bạn nên nghĩ tới việc thay mới. Nếu các bạn ngại việc vệ sinh và có điều kiện kinh tế thì đây là cách làm phù hợp. Tuy nhiên phương pháp này gây tốn nhiều chi phí, công sức và thời gian. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định.
Qua nội dung trên chắc hẳn các bạn đã nắm được hướng dẫn khắc phục đường ống nước đóng cặn mà STC Hùng Cường muốn chia sẻ. Nguồn nước sinh hoạt rất quan trọng đối với sức khỏe. Nếu chúng ta không khắc phục kịp thời rất dễ gây ảnh hưởng, làm phát sinh bệnh tật và cản trở quá trình sinh hoạt hàng ngày. Hãy áp dụng thử một trong các cách ở trên để xử lý đường ống nước đóng cặn hiệu quả. Chúc các bạn thành công!
=>>Xem thêm: Cách xử lý đường ống nước âm tường bị rò rỉ
BÀI VIẾT LIÊN QUAN