Cách đi đường nước nhà vệ sinh
Hãy cùng STC Hùng Cường tìm hiểu về cách đi đường nước nhà vệ sinh sau bài viết dưới đây nhé!
Cách đi đường nước nhà vệ sinh bạn nên biết
Với những ngôi nhà hiện đại ngày nay thì được thiết kế khá nhiều nhà vệ sinh. Ở mỗi tầng trong nhà đều có khu nhà tắm riêng biệt. Hầu hết chúng đều được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết như chậu rửa mặt, bình nóng lạnh, vò xịt, bồn cầu….Ngoài ra nó còn được trang bị các thiết bị sử dụng nước khác. Bởi vậy việc đi đường nước cho nhà vệ sinh là vô cùng quan trọng. Vậy cách đi đường nước cho nhà vệ sinh như thế nào cho đúng kỹ thuật. Hãy cùng sửa chữa điện nước Hải Phòng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này sau bài viết dưới đây nhé!
Cấu tạo của hệ thống đường nước dành cho nhà vệ sinh
Hệ thống đường nước cho nhà vệ sinh sẽ bao gồm những bộ phận sau:
- Hệ thống cung cấp nước: thiết bị đóng ngắt, bể âm, bể trên cao, các máy bơm, đường ống cấp nước lên xuống
- Đường ống thoát nước: Thoát sàn, ống thoát thải bồn cầu, thoát nước từ thiết bị sử dụng nước
- Những thiết bị sử dụng nước: bồn tắm, bồn cầu, chậu rửa mặt, rửa tay…
Hệ thống ống cấp và thoát nước chính trong nhà
Đây là một trong những đường ống chính và có đường kính lớn nhất ở trong nhà. Đường cấp ống thoát nước thường được dẫn từ bể trên cao xuống dưới tầng 1. Ở mỗi tầng sẽ được phân chia ra thành nhiều đường nhánh khác nhau để cấp cho những thiết bị sử dụng nước. Thường các đường ống dẫn nước này là ống phi 20 đến phi 34 được chạy trong hộp kỹ thuật.
Đường nhánh của ống nước chia vào mỗi nhà vệ sinh thường được chạy gần bên dưới trần cao của mỗi tầng. Đối với đường ống thoát nước chính trong nhà sẽ được dùng ống to hơn. Có thể chọn ống phi 78 đến 90. Thường những ống như thế này sẽ được lắp ở bên trong hộp kỹ thuật để thuận tiện cho việc sửa chữa cũng như thay thế.
Những đường ống nối ngang dọc
Đằng sau những đường ống thoát nước chính được lắp đặt bên trong hộp kỹ thuật thì những ống nối trong nhà vệ sinh với đường ống chính được gọi là ống dẫn nối. Vai trò của đường ống này là dẫn nước từ bể trên cao vào đầu của những đồ dùng vật dụng sử dụng nước như mắt giặt, bồn rửa mặt, bồn tắm….
Đường ống nước này thường bao gồm 2 loại chính là loại nằm dọc và nằm ngang. Với những ống nằm ngang sát trần có thể chia thành nhiều ống dọc chạy thẳng trong tường để đi đến những thiết bị. Những ống nằm ngang sẽ chuyển đổi bằng cút côn cho thích hợp với ống đầu ra.
Ống bẫy nước xi phông
Đây là một trong những loại ống cong ở các đầu thoát nước từ thiết bị trước đó khi nó được dẫn vào ống lối thoát. Nó có tác dụng giữ lại một số lượng nước nhất định ở đoạn ống cong.
Ống thông khí
Đây là một trong những loại ống nối cả cấp nước và thoát nước. Chúng ta có thể sử dụng đường ống cấp nước đi riêng một đường thoát khí và ống thoát nước đi riêng một đường thoát khí.
Những loại ống này được sử dụng từ phi 20 đến phi 27. Nó giúp hỗ trợ cho việc thoát nước trở nên đều đặn hơn.
==>Xem thêm Sửa điện tại Hải Phòng
Lưu ý khi đi đường nước nhà vệ sinh
- Khi đi đường nước nhà vệ sinh nên lưu ý ống thoát nước của bồn cầu luôn là thấp nhất
- Tính toán thật kỹ việc lắp đặt hệ thống ống thông khí
- Hãy sử dụng nhiều cút vuông để chuyển hướng
- Nên hạn chế sử dụng nhiều co lơ
- Cần có hệ thống nước chờ sẵn khi cần thiết
Trên đây là cách đi đường nước nhà vệ sinh mà STC Hùng Cường muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ là những thông tin đầy hữu ich dành cho mọi người để có cách bố trí đường nước nhà vệ sinh thuận tiện và hợp lý nhất.
==>Có thể bạn quan tâm Đi đường nước tại Hải Phòng
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH STC HÙNG CƯỜNG
Add: 146 Đằng Hải, Quận Hải An, TP Hải Phòng
Hotline: 0965.893.666 - 02253.828.293
Email: xpnamviet@gmail.com
Website: www.khodiennuoc.vn
BÀI VIẾT LIÊN QUAN